Giám sát nhân viên thị trường “già néo đứt dây”

Bạn có từng lo sợ nhân viên của mình sẽ “tranh thủ” thời gian ngoài thị trường để làm “điều gì đó” cho riêng họ hơn là phục vụ công việc? Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều nhân viên thị trường giữ suy nghĩ à uôm rằng đi thị trường thì đi lúc nào cũng được, ngủ dậy muộn một chút không sao, bỏ một vài khách hàng không đến cũng được. Gần hết tháng thì khai khống lượt viếng thăm khách hàng, ghép đơn, chia đơn để đảm bảo chỉ tiêu doanh số và luôn tự tin rằng, với sự “khéo léo” của mình, các sếp không tài nào biết được chuyện này.

Đây cũng là “chuyện cơm bữa” của các doanh nghiệp phân phối nếu không có phương pháp quyết liệt trong hoạt động quản lý, kiểm soát nhân viên thị trường. Ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề này doanh nghiệp nào cũng có thể nhìn ra, nhưng xử lý, khắc phục ra sao lại chưa phải đơn vị nào cũng làm tốt được.

giám sát1

Có thời gian các doanh nghiệp Nhật Bản rộ lên “mốt” thuê điệp viên bí mật để theo dõi, giám sát nhân viên thị trường. Tập đoàn Komachi là đơn vị tiên phong trong phong trào này. Komachi thuê điệp viên bí mật nhằm theo dõi việc chào hàng tại mỗi điểm bán của nhân viên thị trường. Kết quả là Komachi đã sa thải 61 nhân viên không đảm bảo thực hiện hoạt động viếng thăm khách hàng, tái đào tạo 75% nhân viên, kèm theo là cách bài trí sản phẩm, bố trí lại cửa hàng cũng như cung cách, trang phục của các nhân viên cũng được đổi mới. Đây được đánh giá là phương thức có mức độ giám sát cao nhất đối với nhân viên thị trường. Tuy nhiên, như vậy liệu có hợp pháp? Nhân viên sẽ cảm thấy như thế nào nếu họ phát hiện ra mình bị theo dõi ngầm khi làm việc?

giám sát3

Một hình thức giám sát ở mức độ cao không kém phương thức thuê điệp viên ngầm, đó là giám sát theo sim. Tại đây, mỗi một nhân viên thị trường “được” gắn một chip công nghệ cao vào sim điện thoại, như vậy, mọi hành tung của nhân viên đó diễn ra 24h mỗi ngày đều nằm gọn trong lòng bàn tay người quản lý. Về mặt pháp lý, hoạt động này hoàn toàn vi phạm nhân quyền, và gây nhiều ức chế, khó chịu cho người bị theo dõi. Ấy vậy mà cách quản lý không nên có này lại được khá nhiều doanh nghiệp ngày nay ưa thích. Họ cho rằng như vậy mới có thể hoàn toàn kiểm soát được hoạt động ngoài thị trường của các nhân viên mà nghiễm nhiên bỏ qua rất nhiều yếu tố đi kèm như sự tự do cá nhân, nhân quyền,…

Hai phương thức trên tuy đạt được hiệu quả cao trong giám sát nhưng dường như lại tạo nên một rào chắn lớn giữa “nhân viên” và doanh nghiệp. Nếu biết được sự thật bản thân đang bị ngầm theo dõi, đó chắc chắn sẽ là một làn sóng phản đối kịch liệt có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc tiếp tục làm việc một cách đối phó, không cởi mở, thoải mái của nhân viên.

giám sát2

Đối mặt với vấn đề đó, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều cách quản lý, giám sát nhân viên thị trường khác nhau. Công ty TNHH Minh Trung nổi tiếng với thương hiệu “cháo sen Bát Bảo” thậm chí còn yêu cầu nhân viên sales đến nhà phân phối phải dùng điện thoại bàn của nhà phân phối, đại lý đó gọi về cho công ty chỉ để xác nhận bản thân có hoạt động viếng thăm khách hàng. Và một phương thức rất phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng ngày nay là hàng tháng bỏ ra một khoản lớn chi phí nhân sự để tăng cường đội ngũ “giám sát bán hàng”. Tuy nhiên, đứng trước rất nhiều các “chiêu trò” tinh vi của đội ngũ salesman, dường như mọi phương pháp đều tồn tại nhiều lỗ hổng.

Được xếp ở vị trí số 1 trong nhóm các “chiêu thức” giám sát phổ dụng nhất hiện nay của doanh nghiệp, giải pháp GIÁM SÁT, ĐỊNH VỊ nhân viên trên bản đồ số của phần mềm quản lý nhà phân phối Mobiwork DMS. Cùng là giám sát định vị, nhưng tại sao Mobiwork DMS lại được đánh giá vượt trội hơn hẳn giải pháp giám sát theo sim? Đó là bởi việc giám sát này đề cao tính chủ động và hợp tác của nhân viên bán hàng. Tại vị trí viếng thăm khách hàng, nhân viên sales cần “check in” (khai báo vị trí) hệ thống mới có thể ghi nhận vị trí làm việc của nhân viên. Hơn thế nữa, Mobiwork DMS với sứ mệnh chính là hỗ trợ tối đa nhằm nâng cao hiệu suất làm việc cho các salesman. Đây không đơn thuần là việc giám sát nhân viên ngoài thị trường mà còn là công cụ san sẻ gánh nặng công việc cùng họ thông qua chức năng đặt ĐƠN HÀNG TRỰC TUYẾN, khai báo tồn ngoài thị trường…
giám sát atc

Cũng chính vì vậy, khi áp dụng triển khai Mobiwork DMS các doanh nghiệp ít vấp phải tình trạng chống đối, không hợp tác của các salesman. Đặt vào thế so sánh tính năng giám sát của Mobiwork DMS và các phần mềm DMS khác dễ dàng nhận thấy sự tiệc ích hơn cả trong nhật trình viếng thăm khách hàng của Mobiwork DMS. Chỉ cần hành động “check – in”, hệ thống không chỉ ghi nhận vị trí mà còn thống kê ra số km đi trong ngày của nhân viên thị trường, thiết bị được sử dụng để khai báo vị trí. Như vậy, tính năng giám sát này tưởng lỏng mà chặt, tưởng đơn giản nhưng lại rất tinh vi. Quản lý có cái nhìn công tâm hơn với nhân viên ngoài thị trường, và không phải lo lắng bất kì hành vi không trung thực nào từ phía họ.

nhật trình viếng thăm

Tóm lại, việc sử dụng phương thức giám sát này hoàn toàn phụ thuộc vào đức tin của nhà quản lý. Một giải pháp công nghệ cao sẽ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là khi giải pháp đó lại đề cao sự kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong công việc đồng thời là cánh tay đắc lực để mỗi cá nhân trong công ty phát huy chuyên môn của mình như điều mà Mobiwork DMS mang lại. Kích hoạt đội ngũ nhân viên bán hàng, đồng thời tiết kiệm được chi phí thuê nhân sự luôn là mong mỏi của mọi doanh nghiệp phân phối. Như vậy, câu trả lời cho bài toán lựa chọn phương thức giám sát nhân viên thị trường nào phải chăng đã có lời giải rõ ràng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *